Có thể nói rằng, mua hàng trên Shopee đang dần trở thành thói quen mua sắm của khách hàng Việt, đặc biệt là với giới trẻ. Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đã từng ít nhất một lần đặt hàng trên sàn thương mại điện tử này. Nhưng liệu rằng bạn đã kịp “bỏ túi” kinh nghiệm mua hàng trên Shopee giá tốt mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm chưa? Hãy cùng OT Logistics đánh giá những tips mua hàng đã được nhiều người chia sẻ trong post này nhé!
Đánh giá ưu nhược điểm khi mua hàng Shopee
Shopee được ra đời và chịu sự quản lý bởi tập đoàn SEA có trụ sở đặt tại Singapore. Ở thị trường Việt, Shopee mới xuất hiện vào khoảng năm 2015, muộn hơn sàn thương mại điện tử Lazada và Tiki rất nhiều. Thế nhưng, hiện tại nó đang thống lĩnh thị trường và trở thành kênh trung gian kết nối người bán với người mua bằng hình thức trực tuyến có đông người tham gia nhất hiện nay ở nước ta.
Mô hình ban đầu của Shopee là C2C, tức là quá trình mua bán giữa các cá nhân riêng lẻ. Sau đó, Shopee bổ sung thêm tính năng B2C, tức là giao dịch giữa các doanh nghiệp đến với người tiêu dùng.
Cho đến nay, giữa sự bùng nổ của thời đại công nghệ số với rất nhiều ứng dụng mua bán trực tuyến khác ra đời. Thế nhưng, Shopee vẫn xây dựng được thương hiệu cũng như hình ảnh tốt với khách hàng. Lượng người bán trên Shopee tăng nhanh qua từng ngày cùng với đó là lượt người dùng cũng càng trở nên tấp nập, nhộn nhịp hơn.
Thống kê sơ bộ cho thấy, hiện nay đã có hơn 35 triệu tài khoản người mua xuất hiện trên Shopee. Điều này đã phần nào khẳng định được uy tín cũng như thương hiệu của Shopee trong mắt khách hàng Việt. Tuy nhiên, trước khi mua hàng trên Shopee thì những người tiêu dùng thông thái đều cần tìm hiểu và nắm bắt được những ưu điểm cũng như hạn chế của nó để nhận được lợi ích tốt nhất khi mua sắm trực tuyến qua kênh trung gian này.
Những ưu điểm nổi bật khi mua hàng trên Shopee
Việc mua bán trên Shopee ngày càng trở nên sôi động và dần trở thành thói quen mua sắm của người trẻ bởi những ưu điểm nổi bật có thể kể đến là:
1. Có nhiều nhà cung cấp với nguồn hàng đa dạng
Cùng một dòng sản phẩm nhưng trên Shopee có đến hàng chục thậm chí hàng trăm người cùng bán. Chỉ cần tìm kiếm một cụm từ khóa về mặt hàng muốn mua, hàng trăm kết quả sẽ hiển thị ngay lập tức. Bạn có thể dễ dàng so sánh và đặt mua sản phẩm chất lượng với mức giá hời nhất.
2. Sản phẩm phong phú
Trên kênh Shopee, bạn có thể dễ dàng tìm mua tất cả các mặt hàng thiết yếu trong đời sống. Từ sữa tươi, sữa bột, nước giặt, đồ gia dụng, thiết bị điện tử, giày dép quần áo thời trang, đồ chơi trẻ em,.. đều có mặt trên kênh bán hàng này.
Vì thế, bạn có thể dễ dàng đặt mua sản phẩm mà không mất nhiều thời gian cũng như công sức. Thay vì việc phải đến các cửa hàng truyền thống để chọn mua đồ thì bây giờ chỉ với vài thao tác trên Shopee, bạn sẽ được giao hàng tận nhà mà chẳng phải lo lắng nhiều về vấn đề giá cả cũng như chất lượng hàng hóa.
3. Đánh giá sản phẩm công khai và minh bạch
Mục tiêu phát triển của Shopee vẫn là bảo vệ quyền lợi của người dùng lên hàng đầu. Mọi vấn đề liên quan đến quá trình mua bán trên nền tảng này đều thể hiện được sự minh bạch và tin cậy. Các đánh giá của người mua đều công khai và thực tế.
Do Shopee áp dụng quy định mua hàng mới được đánh giá và nếu có sự gian lận về tài khoản ảo thì hệ thống sẽ khóa luôn tài khoản cũng như gian hàng ảo đó. Vậy nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về đánh giá của người mua với sản phẩm của shop trước khi đi đến quyết định đặt hàng.
4. Ưu đãi giảm giá hàng ngày hàng giờ
Theo OT nhận thấy thì hiện tại, Shopee đang là sàn thương mại điện tử có nhiều ưu đãi và mã giảm giá nhất hiện nay. Đây cũng chính là điểm cộng đặc biệt giúp Shopee có thể “ăn đứt” các đối thủ nặng ký như Lazada, Sendo và Tiki.
Chính vì thế, khách hàng có thể thoải mái shopping online mà không phải lo lắng về giá cả. Bên cạnh đó, vào các dịp sale lớn trong năm, người mua có thể chọn được những sản phẩm ưng ý với giá sale cực hời lên đến 50%.
Nhiều người cho rằng, “tiền nào của nấy” nên thường gọi là “hàng Shopee” chứ không phải hàng auth. Nhưng thực tế cũng không hẳn là như vậy, những gian hàng mới thì các shop đều chấp nhận bán lỗ, tung ra ưu đãi lớn để thu hút người mua và đánh giá tốt cho shop của mình. Nếu săn được hàng ở những shop mới chắc chắn bạn sẽ tìm mua được sản phẩm chất lượng với giá rẻ hơn thị trường khá nhiều.
5. Thiết kế giao diện thuần việt và tiện dụng
Giao diện của Shopee được thiết kế nổi bật nhưng lại thuần việt và tiện dụng. Bố cục ứng dụng được thiết kế khoa học, dễ trải nghiệm với cả người dùng mới. Quá trình đặt hàng, thanh toán hay khiếu nại đổi trả sản phẩm cũng đều rất đơn giản.
Ngoài ra, Shopee còn có ứng dụng riêng cho thiết bị di động nên mọi người có thể dễ dàng theo dõi, săn sale hay tham gia các sự kiện ưu đãi hấp dẫn để săn về những phần quà có giá trị khủng.
6. Dễ dàng tương tác người bán
Khi có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc xoay quanh vấn đề đặt hàng hay tư vấn sản phẩm bạn có thể chat trực tiếp với người bán hàng. Tin nhắn trên Shopee được thiết kế cả tính năng gửi tin nhắn nhanh, gửi ảnh, gửi link tương tự như các nền tảng mạng xã hội khác.
Nhờ vậy, bạn sẽ có thêm những thông tin khách quan để đánh giá sản phẩm cũng như thái độ phục vụ khách hàng của chủ shop trước khi đặt mua. Nếu cảm thấy không hài lòng về cách chăm sóc khách hàng của shop bạn có thể “dứt áo ra đi” mà không phải cả nể hay e ngại như hình thức mua hàng truyền thống.
Hạn chế mua hàng trên Shopee
Cá nhân OT nhận thấy rằng, Shopee vẫn hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền lợi của người mua khi mua hàng trên hệ thống. Nhưng thực tế Shopee lại chưa quy định nhà bán hàng phải có giấy phép kinh doanh cũng như các loại hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm khi nhập về kho.
Việc hàng hóa không được kiểm duyệt nghiêm túc, người bán lại dễ dàng kinh doanh mà không cần cấp phép dễ khiến cho người mua đặt những sản phẩm kém chất lượng.
Thực tế cũng đã cho thấy nhiều khách hàng mua phải sản phẩm bị lỗi, hàng không đúng mô tả, shop “treo đầu dê bán thịt chó” nhưng người mua lại không được bồi thường. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến những nhà bán hàng chân chính khác cũng như thương hiệu của Shopee.
Tuy vậy, mọi người có thể yên tâm rằng Shopee luôn luôn lắng nghe và hỗ trợ dịch vụ cho mọi người. Khi xảy ra các sự cố tương tự, bạn hãy mạnh dạn rating 1 sao cho gian hàng đó để cảnh báo với người mua khác. Đồng thời Shopee sẽ có bộ phận chăm sóc khách hàng liên hệ để hỗ trợ xử lý rủi ro cho mọi người.
Có nên mua hàng Shopee không?
Từ những đánh giá khách quan khi mua hàng trên Shopee, OT thấy rằng ưu điểm của Shopee nhiều hơn là nhược điểm. Hơn nữa, nhược điểm này cũng đã và đang được bộ phận quản lý rủi ro của hệ thống tiếp nhận, xử lý. Tất cả đều hướng tới việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như đúng phương châm làm việc của mình.
Hơn nữa, chúng ta cũng đều biết rằng không có một sàn thương mại điện tử nào có thể làm hài lòng được mọi thượng đế. Thế cho nên, mọi người có thể tự mình trải nghiệm mua sắm trực tuyến trên kênh này để có cái nhìn khách quan, đa chiều hơn. Biết đầu lại trở thành khách ruột của một gian hàng nào đó.
Hướng dẫn mua hàng trên Shopee đơn giản và thuận tiện nhất
Mua hàng trên Shopee rất đơn giản, từng bước thực hiện đều được hướng dẫn rất chi tiết. Đó cũng chính là lý do mà Shopee ngày càng thu hút được nhiều người mua đến với mình hơn.
Để bắt đầu mua hàng trên Shopee, việc đầu tiên bạn cần làm là tạo tài khoản Shopee. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Truy cập và trang chủ Shopee rồi click vào mục tạo tài khoản và làm theo hướng dẫn của hệ thống.
Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin về số điện thoại, tên đăng nhập và mật khẩu rồi nhấn nút gửi xác minh. Lúc này bạn sẽ nhận được 1 tin nhắn SMS có mã tạo tài khoản.
Bước 3: Nhập mã số được gửi về tin nhắn điện thoại vào mục xác minh tài khoản và gõ đúng Captcha. Sau đó nhấn “Đăng ký” là xong.
Lưu ý: Kinh nghiệm mua hàng Shopee giúp bạn có thể rút ngắn thời gian tạo tài khoản và không phải xác minh tài khoản thì bạn hãy đăng ký tài khoản Shopee bằng tài khoản Facebook hoặc tài khoản Gmail nhé.
Sau khi đã tạo tài khoản thành công, các bạn đã có thể bắt đầu đặt những đơn hàng đầu tiên. Thông thường, đơn hàng đầu tiên trên Shopee người mua sẽ được hưởng ưu đãi giảm 100.000vnđ.
Cách tìm mua sản phẩm và đặt hàng trên Shopee như sau:
Bước 1: Tìm kiếm sản phẩm đang có nhu cầu tìm mua
Ví dụ, bạn đang cần mua một chiếc nồi chiên không dầu trên Shopee thì nhập từ khóa là “nồi chiên không dầu” vào mục tìm kiếm. Hàng loạt kết quả sẽ hiển thị trong tích tắc. Bạn hãy tham khảo các sản phẩm hiển thị ở những vị trí đầu tiên để tham khảo và nghiên cứu.
Bước 2: So sánh giá cả và tìm hiểu đánh giá của người mua
Sau khi đã chọn được vài mẫu ưng ý, chúng ta bắt đầu so sánh giá cả và độ uy tín giữa các chủ shop. Sau đó dành thời gian xem các đánh giá về sản phẩm của người mua trước đó để nhận định ban đầu về độ uy tín của chủ shop và chất lượng của sản phẩm.
Bước 3: Tìm hiểu cam kết cùng chính sách bán hàng của nhà cung cấp
Bây giờ người mua cần xem kỹ các thông tin mô tả về sản phẩm bao gồm cả hình ảnh, video người bán hàng đăng trên gian hàng. Sau đó tìm hiểu về chính sách bảo hành, đổi trả sản phẩm trong trường hợp phát sinh lỗi hoặc hư hỏng trong thời gian bảo hành. Nếu có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc hay cảm thấy nghi vấn bạn hãy chat trực tiếp với người bán để được tư vấn cụ thể hơn.
Bước 4: Thêm sản phẩm vào giỏ hoặc đặt mua ngay
Nếu bạn đang muốn tham khảo thêm các sản phẩm khác của shop thì thêm sản phẩm nồi chiên không dầu vào giỏ hàng để đợi thanh toán cùng một lúc. Nếu bạn không còn nhu cầu mua sắm thêm thì có thể nhấn vào nút “Đặt mua ngay” để đặt hàng thanh toán.
Bước 5: Kiểm tra lại đơn hàng và thanh toán
Bạn hãy kiểm tra chi tiết lại nội dung đơn hàng, bao gồm họ tên, địa chỉ, số điện thoại người nhận, số lượng đơn hàng, màu sắc sản phẩm,…
Sau đó tìm kiếm các mã giảm giá, mã hoàn xu Shopee cho sản phẩm hoặc mã giảm giá vận chuyển có thể áp dụng để giảm số tiền thực tế cần thanh toán cho sản phẩm.
Cuối cùng, bạn kiểm tra lại số tiền cần thanh toán cho sản phẩm là bao nhiêu và chọn hình thức thanh toán phù hợp, chẳng hạn như: Thanh toan qua thẻ ghi nợ nội địa, thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc phương thức nhận hàng – thanh toán,… nhấn nút “Đặt hàng” là xong.
Bước 6: Theo dõi trạng thái đơn hàng
Sau khi đặt đơn thành công, việc của bạn là theo dõi đơn hàng để biết trạng thái vận chuyển của sản phẩm và khi nào nhận được hàng. Điều này vừa giúp bạn có thể sắp xếp thời gian nhận hàng phù hợp vừa tránh được rủi ro về các đơn đặt hàng lừa đảo thường gặp trên mạng.
Lưu ý: Khi đặt đơn hàng bạn nên ghi chú rõ thời gian và địa điểm có thể nhận hàng. Chẳng hạn như: Chỉ giao hàng giờ hành chính tại nơi làm việc hoặc giao hàng ngoài giờ hành chính tại nhà riêng,…
10 + kinh nghiệm mua hàng trên Shopee ai cũng cần biết
Với đội ngũ support của Shopee làm việc liên tục thì bất kỳ khó khăn nào gặp phải trong việc tạo tài khoản hay đặt đơn hàng Shopee đều được hỗ trợ nhanh chóng. Thế nhưng, kinh nghiệm mua hàng trên Shopee để vừa chọn được sản phẩm tốt vừa được hưởng chính sách ưu đãi hấp dẫn thì không phải ai cũng biết.
Nếu bạn mới gia nhập hội shopping online trên ứng dụng này thì hãy bỏ túi ngay 10+ kinh nghiệm săn hàng Shopee giá hời được chia sẻ sau đây nhé!
1. Đánh giá độ tin cậy của sản phẩm cũng như uy tín của shop trước khi đặt mua
Một nguyên tắc bất di bất dịch khi mua hàng trên Shopee mà các bạn cần lưu ý là nên ưu tiên các sản phẩm có lượt traffic nhiều và dành được đánh giá tốt của người mua. Yêu cầu bắt buộc của Shopee để có thể đánh giá sản phẩm là phải đặt đơn thực tế. Vậy nên bạn có thể yên tâm tham khảo đánh giá của người mua để làm cơ sở đặt hàng cho sản phẩm của mình.
Ở mục đánh giá sản phẩm, Shopee còn phân loại đánh giá theo số lượng “sao” nên bạn có thể kiểm tra chi tiết phản hồi của người mua về sản phẩm đó. Kèm theo hình ảnh, video thực tế từ khách hàng bạn sẽ giúp bạn đưa ra sự lựa chọn đúng đắn nhất cho đơn hàng của mình.
2. Đừng quá ham rẻ khi mua hàng trên Shopee
Thêm một kinh nghiệm mua hàng trên Shopee thực tế mà OT muốn chia sẻ đến mọi người là không nên ham các sản phẩm có giá quá rẻ so với thị trường. Thay vào đó, hãy chọn mua những sản phẩm dành được phản hồi tốt và có nhiều lượt mua. Như vậy bạn sẽ cảm thấy yên tâm cả về chất lượng sản phẩm cũng như độ tin cậy của chủ shop.
3. Ưu tiên các sản phẩm thuộc Shopee Mall hoặc Shop yêu thích
Các gian hàng trên Shopee được phân thành 3 loại chính dựa theo độ tin cậy của chủ shop cũng như đánh giá của người mua. Đó là:
Gian hàng Shopee Mall
Đây được xem là trung tâm mua sắm đặc biệt trên Shopee dành cho những người kinh doanh sản phẩm chính hãng. Các sản phẩm thuộc gian hàng này đều được cam kết 100% chính hãng nên mọi người có thể yên tâm về cả chất lượng lẫn giá bán.
Gian hàng thuộc “Shop yêu thích”
Đây là những gian hàng được Shopee đánh giá là có doanh số bán hàng cao và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, dành được phản hồi tốt của người mua. Những gian hàng này thường được gắn logo “Shop yêu thích” để phân biệt với các gian hàng khác.
Gian hàng bình thường
Đây là những gian hàng chưa đạt được số lượng mua hàng tin cậy. Số lượt đánh giá cũng chưa đạt đến giới hạn tối thiểu nên chưa đánh giá được độ uy tín của họ.
Như vậy dựa theo phân loại này, việc mua hàng ở các Shopee Mall hay các shop được gắn tag “Shop yêu thích” sẽ là lựa chọn tốt nhất cho mọi người để đảm bảo được chất lượng cũng như dịch vụ mua sắm.
4. Tìm hiểu thông tin chi tiết – Mô tả sản phẩm
Trước khi đi đến quyết định đặt mua sản phẩm bất kỳ thì người mua nên dành vài phút để tìm hiểu thông tin mô tả về sản phẩm. Điều này vừa giúp bạn đánh giá được chất lượng sản phẩm vừa tránh được những nhầm lẫn không đáng có dẫn đến việc phải khiếu nại hoàn tiền. Nếu xảy ra những sự cố về sản phẩm thuộc lỗi của người mua thì Shopee sẽ khó có thể hỗ trợ quyền lợi cho bạn. Thế nên, việc tìm hiểu kỹ thông tin mô tả về sản phẩm là một trong những kinh nghiệm mua hàng trên Shopee hữu ích nhất mà mọi người đừng nên bỏ qua.
5. Tham khảo thêm đánh giá sản phẩm ở các kênh khác
Các bạn nên biết rằng, hiện nay các shop bán hàng trên Shopee đều liên kết với hầu hết các nền tảng mạng xã hội khác, chẳng hạn như: Facebook, Youtube, Website hay Google Ads,… để tăng tỷ lệ chuyển đổi cho sản phẩm. Đó chính là lý do bạn nên tham khảo thêm các đánh giá từ các nguồn này để trước khi đi đến quyết định đặt hàng.
Đặc biệt là với những sản phẩm có giá trị cao thì việc tìm hiểu thêm đánh giá từ người mua ở các kênh khác là việc rất cần thiết. Ngoài ra, nếu muốn mua hàng có giá trị cao trên Shopee thì các bạn cũng nên tham khảo thêm kinh nghiệm mua hàng trên Shopee của người thân, bạn bè. Họ thường mua hàng ở gian hàng nào, chất lượng ra sao,… Như vậy bạn sẽ chọn mua được sản phẩm chất lượng, giá tốt với cảm giác ưng ý nhất.
Hiện nay cũng có khá nhiều reviewer chuyên đánh giá các sản phẩm Shopee trên Youtube hay các Blog chuyên review và đánh giá về chất lượng sản phẩm. Ở đây họ phân tích rất kỹ về ưu điểm cũng như nhược điểm sản phẩm thông qua trải nghiệm thực tế. Vì thế mọi người có thể yên tâm tham khảo trước khi quyết định đặt mua.
6. Đừng quên tìm hiểu về chính sách bảo hành và đổi trả sản phẩm
Trên Shopee không chỉ có các sản phẩm giá trị thấp mà các đồ điện tử, đồ điện gia dụng cũng đang được bán phổ biến trên đây với mức giá siêu hời, chẳng hạn như: Điện thoại, tủ lạnh, máy giặt, laptop,…Đây đều là những đơn hàng có giá trị cao nên bạn cần đặc biệt lưu ý tìm hiểu chính sách bảo hành cũng như việc đổi trả sản phẩm lỗi.
Trước khi đặt mua sản phẩm việc bạn cần làm là nhắn tin cho người bán để làm rõ một số vấn đề sau:
- Thời hạn bảo hành, đổi trả sản phẩm là bao lâu?
- Sản phẩm có bảo hành chính hãng không? Địa điểm bảo hành là ở đâu?
- Sản phẩm có phiếu bảo hành đi theo không? Bảo hành bằng thẻ giấy truyền thống hay bảo hành điện tử?
- Các trường hợp nào sản phẩm được bảo hành?
- Mã giảm giá sản phẩm được sử dụng trong trường hợp nào?
- Trên Shopee thường diễn ra các sự kiện siêu sale theo ngành hàng hoặc trong các dịp Lễ, Tết lớn trong năm. Có nhiều gian hàng sản phẩm điện tử được giảm đến vài triệu đồng so với giá niêm yết.
Nhưng để tránh rủi ro về sản chất lượng hàng hóa thì bạn hãy yêu cầu người mua làm rõ chính sách bảo hành trước khi đặt mua để quyền lợi của mình luôn được bảo vệ ngay cả khi cần khiếu nại, đổi trả sản phẩm.
7. Kiểm tra, theo dõi tình trạng giao hàng
Khi bạn đặt đơn hàng thành công và chủ shop đã đóng gói đơn hàng xong xuôi thì họ sẽ gửi đến bên vận chuyển để giao hàng cho người mua. Tức là, đơn vị vận chuyển là kênh trung gian nên bạn cần kiểm tra trạng thái đơn hàng từ lúc shop chuẩn bị hàng, giao hàng cho bên vận chuyển cho đến thời gian giao hàng dự kiến.
Bạn đừng nghĩ đây là việc đơn giản mà nó mang lại nhiều ý nghĩa như: Giúp bạn chủ động sắp xếp thời gian nhận hàng thuận tiện cho công việc của mình và tránh dính bẫy lừa đảo nhận những đơn hàng mà bạn không hề đặt mua.
8. Quay video khi bóc hàng và kiểm tra kỹ sản phẩm
Khi mua hàng trên Shopee các bạn cần biết rằng đơn hàng sẽ không được đồng kiểm. Tức là bạn không được kiểm tra hàng rồi mới thanh toán mà phải thanh toán xong mới được kiểm tra hàng. Khi xảy ra khiếu nại, đổi trả thì bắt buộc bạn phải có video quay cảnh bóc hàng, hàng còn nguyên đai nguyên kiện khi đến tay người mua mới được xử lý khiếu nại.
Khi bóc hàng bạn hãy nhớ quay video lại và chụp cận ảnh sản phẩm. Sau đó kiểm tra kỹ thông tin đơn hàng với sản phẩm thực tế mà mình nhận được. Với các sản phẩm có cam kết chính hãng thì bạn nên kiểm tra bằng cách check mã sản phẩm. Nếu xảy ra sai sót hay các vấn đề liên quan đến sản phẩm khiến bạn chưa hài lòng thì hãy nhắn tin đến người bán để được hỗ trợ.
Trong trường hợp người mua “phủi” trách nhiệm thì bạn hãy yêu cầu “Hoàn hàng/ trả tiền” để được Shopee bảo vệ quyền lợi của mình.
9. Đừng quên đánh giá sản phẩm sau khi mua
Hiện tại, Shopee đang khuyến khích người mua đánh giá sản phẩm bằng việc tặng xu Shopee cho những đánh giá đúng yêu cầu. Việc này vừa giúp chủ shop kéo traffic, gia tăng độ uy tín cho gian hàng vừa giúp người mua tích lũy xu Shopee để giảm giá cho những đơn hàng sau.
Điều đặc biệt là, dù bạn đánh giá không hài lòng với số sao thấp thì vẫn nhận được xu Shopee. Hơn nữa, những đánh giá của bạn cũng sẽ là gợi ý tốt cho những người mua sau. Khi đặt hàng bạn cũng thường xem đánh giá trước khi mua nên hãy dành vài phút đánh giá sản phẩm nhé. Đây cũng chính là cách “cho đi để nhận lại” phải không?
Tóm lại, có rất nhiều kinh nghiệm mua hàng trên Shopee giúp bạn có thể lựa chọn được sản phẩm tốt với mức giá siêu hời. Mọi người hãy tham khảo và vận dụng linh hoạt trong từng tình huống cụ thể để shopping online một cách thông minh nhất nhé!
Tổng kết: Một số vấn đề cần lưu ý khi mua hàng trên Shopee
Hiện nay, việc mua bán trên Shopee ngày càng trở nên sôi nổi với sự góp mặt của hàng nghìn gian hàng thuộc nhiều ngành hàng khác nhau. Nhưng do sự kiểm soát còn có phần lỏng lẻo của Shopee khiến nhiều kênh bán hàng thiếu uy tín xuất hiện trên Shopee.
Bởi vậy cho nên, song song với việc trang bị những kinh nghiệm hữu ích khi mua hàng trên Shopee thì cũng có khá nhiều vấn đề các bạn cần lưu ý khi đặt đơn trên ứng dụng này. Cụ thể, những điều mọi người cần lưu tâm khi mua sắm trên Shopee để tránh xảy ra những rắc rối không mong muốn là:
- Luôn luôn tham khảo, tìm hiểu độ tin cậy của gian hàng trước khi đặt đơn.
- Tìm hiểu kỹ về mô tả sản phẩm và giá bán thực tế với giá bán trên Shopee để tránh mua phải sản phẩm giá cao hơn thị trường.
- Nắm rõ quy định cũng như quy trình Trả hàng/ hoàn tiền của Shopee để tránh trường hợp chủ shop cố tình không hoàn tiền cho người mua. Theo đó, các bạn cần phải quay video và chụp ảnh sản phẩm cẩn thận khi bóc hàng để làm bằng chứng khi cần thiết.
- Không nên quá kỳ vọng vào các shop bán hàng thân quen, cũng không nên quá phụ thuộc vào đánh giá của người mua trên Shopee. Thay vào đó hãy tìm hiểu thêm nhiều nguồn đánh giá khác trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
- Kiểm tra sản phẩm kỹ lưỡng, nếu xác định không phát sinh khiếu nại đổi trả sản phẩm thì mới nhấn nút xác nhận “Đã nhận hàng”. Với các shop bán hàng thuộc Shopee Mall, bạn sẽ có 7 ngày để đổi trả hàng nên hãy kiểm tra sản phẩm cẩn thận rồi mới xác nhận trạng thái đơn hàng.
- Nếu đã hủy đơn mà chủ shop vẫn cố tình giao hàng thì bạn có quyền từ chối nhận hàng. Sau đó nhấn chọn “Yêu cầu trả hàng/ hoàn tiền” nếu đơn hàng đã được thanh toán trước.
Hy vọng với những chia sẻ về kinh nghiệm mua hàng trên Shopee đã đem đến mọi người thêm nhiều thông tin hữu ích.