Cảng biển là nơi phục vụ cho các tàu vận tải đường biển có sức chứa và trọng tải lớn, đáp ứng các nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các nước trên thế giới. Với khả năng khai thác hàng trăm triệu tấn hàng mỗi năm, những cảng biển quốc tế đang là phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng và các giao dịch thương mại hàng hóa quốc tế. Trong bài viết này, hãy cùng OT Logistics tìm hiểu top 5 cảng biển lớn nhất thế giới cũng như vai trò của chúng trong vận tải hàng hóa đường biển.
Vai trò của cảng biển trong vận tải hàng hóa
Định nghĩa cảng biển quốc tế
Cảng biển là khu vực được xây dựng kết cấu hạ tầng, đóng vai trò như một điểm giao dịch quốc tế trong hoạt động vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Cảng biển được đánh dấu và lắp đặt các trang thiết bị cho các loại tàu thuyền đến, bốc dỡ hàng hóa và lưu trữ hàng hóa để xử lý, đóng gói, đóng thùng,.... sau đó được vận chuyển tới các cảng đích khác nhau trên thế giới. Ngoài ra, cảng biển còn phục vụ cho các hoạt động đón trả hành khách và các hoạt động dịch vụ khác.
Vai trò của cảng biển trong vận chuyển hàng hóa
Cảng biển là một phần quan trọng của hệ thống vận tải biển, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các nền kinh tế với thị trường quốc tế. Là nơi tàu thuyền vận chuyển dừng lại để xếp dỡ hàng hóa và trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia. Vai trò của cảng biển không chỉ là để cung cấp dịch vụ quản lý và vận hành cho các tàu thuyền, mà còn là nơi cung cấp các dịch vụ hậu cần như kho bãi, kho lạnh, lưu trữ hàng hóa, bảo vệ và an ninh cảng, thông tin tàu biển và dịch vụ thông tin khác. Ngoài ra, cảng biển còn giúp việc vận chuyển hàng hóa giảm thiểu thời gian và chi phí, đồng thời tăng mức độ linh hoạt và hiệu quả trong quản lý kho bãi.
Ngoài ra, cảng biển còn là yếu tố kích thích thị trường phát triển, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển. Mặc dù không tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh, sản xuất cụ thể, nhưng lại nắm giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các nước, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong bối cảnh xuất nhập khẩu hàng hóa đang phát triển ngày càng mạnh, thì việc khai thác cảng biển là rất quan trọng nhằm đảm bảo an toàn cho hàng hóa, tối ưu các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và phục vụ đa dạng các nhu cầu của khách hàng.
5 cảng biển lớn nhất thế giới
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều cảng biển với quy mô khác nhau, đặc biệt phải kể đến Trung Quốc. Trung Quốc có đường bờ biển lên tới hơn 18.000km và có hệ thống cảng biển dày đặc từ bắc xuống nam. Trong số các cảng biển lớn nhất thế giới, hầu hết đều xuất hiện các cảng biển của Trung Quốc. Vậy hãy cùng Simba tìm hiểu về top 5 cảng biển lớn nhất thế giới.
Cảng Thượng Hải (Port of Shanghai) - Trung Quốc
Cảng Thượng Hải, mã quốc tế CN SGH, nằm trên cửa sông Dương Tử, thành phố Thượng Hải, bao gồm một cảng biển nước sâu và một cảng sông. Với vị trí địa lý thuận lợi, kết nối với nhiều tỉnh của Trung Quốc và có quy mô lớn, cảng Thượng Hải hiện đang là cảng biển lớn nhất thế giới và là một trong những cảng biển quan trọng nhất trong khu vực và trên thế giới.
Cảng Thượng Hải có diện tích 3,619.6km2, sở hữu 125 bến tàu và tiếp nhận tới 2000 lượt tàu ra vào mỗi tháng. Theo Shanghai International Port, sản lượng container tại cảng Thượng Hải đạt 47,3 triệu TEU (tương đương 20 foot) vào năm 2022 và đạt nhiều kỷ lục về sản lượng container khác. Điều này cho thấy khả năng tăng trưởng mạnh mẽ của cảng Thượng Hải trong giao thương quốc tế.
Cảng Thượng Hải có cơ sở hạ tầng hiện đại và được trang bị nhiều tiện ích và cung cấp đa dạng các dịch vụ vận tải hàng hóa. Cảng có các bến có thể xử lý hàng rời, hàng RO/RO và các loại hàng hóa đặc biệt. Các bến tàu này cung cấp nhiều dịch vụ khác như dẫn tàu, tàu kéo, kiểm đếm hàng hóa, đại lý và dịch vụ thông tin cảng. Hàng hóa được xử lý tại cảng chủ yếu là than, dầu, quặng kim loại và các chất dẫn xuất, thép, máy móc, thiết bị xây dựng.
Cảng Singapore (Port of Singapore) - Singapore
Cảng Singapore là cảng đông đúc nhất thế giới và là một trong những cảng quan trọng nhất thế giới. Cảng Singapore được đặt tại phía Nam bán đảo Malay, cách khoảng 30km về phía tây nam cảng Johor của Malaysia. Tới nay, cảng Singapore đã trở thành một trung tâm giao thương quan trọng của khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Cảng Singapore kết nối tới hơn 600 cảng thuộc 123 quốc gia, xử lý tới 1/5 lượng container hàng hóa trên khắp thế giới và chịu trách nhiệm vận chuyển gần 50% nguồn cung dầu thô toàn cầu. Cảng cũng được trang bị các bến cảng container, cầu cảng, cần trục, kho lưu trữ,... dễ dàng tiếp đón và phục vụ các tàu hàng, tàu vận tải, tàu RO/RO, tàu container,...
Ngoài khu vực neo đậu tại cảng, cảng Singapore còn có các cửa hàng ăn uống, cửa hàng bán lẻ,... An ninh tại cảng luôn được duy trì ở mức cao bởi lực lượng cảnh sát, an ninh biển. Ngoài ra, cảng cũng có khu vực sửa chữa, bảo trì tàu thuyền, theo dõi nhiệt độ cho container lạnh, cung cấp phụ tùng,... Chính vì vậy nên cảng Singapore đã giữ vị trí trung tâm hàng hải số 1 thế giới trong nhiều năm liên tiếp.
Cảng Ningbo (Port of Ningbo - Zhoushan) - Trung Quốc
Cảng Ningbo hay còn được gọi là cảng Ningbo - Zhoushan là một trong những cảng biển lớn nhất và quan trọng của Trung Quốc. Cảng Ningbo nằm tại vị trí chiến lược, giao với các tỉnh giáp biển và đồng bằng sông Dương Tử. Đây là một trong những cảng nước sâu hàng đầu của Trung Quốc.
Cảng Ningbo đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế và góp phần quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế Trung Quốc. Hiện nay, cảng Ningbo - Zhoushan đang giữ vị trí cảng biển lớn thứ 3 thế giới sau cảng Singapore, với khả năng kết nối với khoảng 600 cảng biển thuộc hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Hoạt động chính tại cảng Ningbo là xử lý và vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu các mặt hàng quan trọng như quặng sắt, dầu thô, hóa chất, than, hàng hóa số lượng lớn,... Cảng Ningbo - Zhoushan được đánh giá cao về cơ sở hạ tầng và các tiện ích vận tải hàng hóa. Cảng có khả năng xử lý hàng hóa hiệu quả nhờ có nhiều khu vực lưu trữ hàng hóa, kho bãi, khu vực xếp dỡ cont,... Ngoài ra, cảng cũng luôn đầu tư để cải tiến về công nghệ và hệ thống hiện đại nhằm nâng cao năng suất và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế.
Cảng Thâm Quyến (Port of Shenzhen) - Trung Quốc
Cảng Thâm Quyến nằm trên đường bờ biển của Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Cảng Thâm Quyến được chia thành khu vực cảng phía Đông và cảng phía Tây, bao gồm 5 khu cảng chính. Vào năm 2020, cảng đã xếp dỡ 26,54 triệu TEU và là một trong những cảng bận rộn và phát triển nhanh nhất trên thế giới, đóng góp một phần lớn trong phát triển thương mại và vận chuyển quốc tế.
Cảng Thâm Quyến là trụ sở của 40 công ty vận tải, từ đó mở ra khoảng 130 tuyến container quốc tế. Bên cạnh đó, có 230 tuyền container quốc tế đi qua cảng Thâm Quyến và cảng cũng được kết nối với hơn 300 cảng tại hơn 100 quốc gia. Điều này đã giúp cho cảng Thâm Quyến trở thành một trong những cảng quan trọng nhất trong giao thông, vận tải biển của Trung Quốc và đóng một vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế.
Cảng Thâm Quyến đã chiếm 93% lượng container ngoại thương và 46,88% thị phần ở Đồng bằng sông Châu Giang, đứng đầu ở Nam Trung Quốc. Cảng Thâm Quyến cũng là cảng ưa thích của các tàu container siêu lớn, cảng có thể cập bến cho 10 tàu container 200.000 tấn. Hàng hóa của Cảng Thâm Quyến chủ yếu là container, những mặt hàng vận chuyển chính gồm: phân bón hóa học, ngũ cốc, thức ăn chăn nuôi, đường, thép, xi măng, gỗ, cát, dầu mỏ, than đá, quặng,...
Cảng Quảng Châu (Port of Guangzhou) - Trung Quốc
Cảng Quảng Châu là cảng biển lớn thứ 5 trên thế giới, nằm tại thành phố Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Cảng Quảng Châu nằm ở giao điểm của các con sông quan trọng: Đông Giang, Tây Giang và Bắc Giang ở Nam Trung Quốc. Cả ba con sông giao nhau ở đây như một phần của Cửa sông Châu Giang. Do đó, vị trí chiến lược của cảng khiến nó trở thành một trong những cảng container bận rộn nhất của Trung Quốc.
Khu vực bến cảng của cảng Quảng Châu trải dài dọc theo bờ biển sông Châu Giang và các vùng nước lân cận, tạo điều kiện giao thương và vận chuyển hàng hóa cho tàu thuyền quốc tế. Là một trong những cảng quan trọng nhất trong kết nối thương mại quốc tế của Trung Quốc, cảng được kết nối tới hơn 300 cảng tại hơn 100 quốc gia.
Cảng Quảng Châu xử lý một loạt các hoạt động bao gồm xếp dỡ, lưu trữ, kho ngoại quan, dịch vụ hàng hóa container. Nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và sản xuất được vận chuyển qua cảng bao gồm than, dầu, ngũ cốc, phân bón hóa học, thép, quặng và ô tô.
Cảng Quảng Châu đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và thương mại của Trung Quốc, ngoài ra, còn thúc đẩy thương mại quốc tế trong khu vực và toàn cầu.
Bạn đã từng đặt chân đến cảng nào trong số 5 cảng lớn trên? Hay hàng hoá của bạn đã từng được xuất khỏi 5 cảng trên chưa?
Hãy chia sẻ cùng OT Logistics nhé!