21 Tháng 08
Đăng bởi:  ADMIN

TỔNG HỢP CÁC QUY ĐỊNH VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA ĐƯỜNG BIỂN CHI TIẾT NHẤT

Bất cứ hoạt động vận chuyển nào dù thực hiện qua đường bộ, đường sắt hay đường hàng không thì đều phải tuân thủ một số quy định cụ thể. Và đối với hoạt động vận tải đường biển cũng vậy. Để đảm bảo quá trình giao nhận diễn ra nhanh chóng, an toàn thì điều quan trọng bạn phải nắm được các quy định vận chuyển hàng hóa đường biển được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Vận chuyển hàng hóa qua đường biển cần tuân thủ những nguyên tắc gì?

Vận chuyển hàng hóa qua đường biển là hoạt động giao nhận có tính chất phức tạp và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nên khi thực hiện các bên liên quan cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. Cụ thể, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc được nêu rõ trong trong Nghị Định số 196-CP của Hội đồng Chính phủ như sau:

Nguyên tắc về thứ tự ưu tiên hàng hóa khi vận chuyển

Tại Điều 3, Chương I của Nghị Định số 196-CP đã nêu rõ về thứ tự ưu tiên khi vận chuyển hàng hóa qua đường biển. Theo đó, các loại hàng hóa vận chuyển không trái với luật lệ hiện hành của Nhà nước thì đều có thể chuyên chở, nhưng quyền ưu tiên sẽ được dành cho hàng hóa đã được dự trù và ký kết hợp đồng vận chuyển trước.

Tìm hiểu về những loại tàu vận tải đường biển phổ biến nhất

Trong trường hợp, chủ hàng muốn gửi hàng hoặc xin được vận chuyển cùng thời gian, cùng phương tiện mà đơn vị vận tải không đủ năng lực đáp ứng thì quyền ưu tiên vận chuyển sẽ được thực hiện hiện theo thứ tự sau:

  • Các loại hàng hóa thuộc loại vật tư chủ yếu của Nhà nước như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, than, phân bón,…
  • Các loại hàng hóa phục vụ cho mục đích, kế hoạch xuất khẩu.
  • Các loại hàng dễ bị biến chất hoặc hàng nguy hiểm.
  • Hàng hóa dạng thông thường.

Đối với hàng hóa cần vận chuyển đột xuất thì sẽ không áp dụng theo thứ tự này mà sẽ thực hiện theo quy định vận chuyển hàng hóa đường biển riêng.

Nguyên tắc về hàng hóa không nhận vận chuyển

Tại Điều 4, Chương I của Nghị định số 196-CP cũng đã nêu rõ về nguyên tắc về các loại hàng không nhận vận chuyển theo đường biển. Cụ thể, đơn vị vận tải có quyền từ chối và không nhận chuyên chở các loại hàng hoa sau:

  • Các loại hàng hóa không được ghi trong chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của Nhà Nước. Hàng hóa không có hợp đồng vận tải, không có lệnh vận chuyển của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
  • Hàng hóa có bao bì không đúng cách thì không được vận chuyển theo đường biển.
  • Các loại hàng hóa khi vận chuyển bắt buộc phải có giấy kiểm soát riêng của cơ quan chuyên trách có thẩm quyền theo đúng quy định của Nhà nước, nhưng chủ hàng không cung cấp được.
  • Các loại hàng hóa nguy hiểm, không đảm bảo tính an toàn khi vận chuyển nếu không được khai báo trước hoặc phương tiện vận tải không đáp ứng được điều kiện bảo quản thì không vận chuyển.
  • Ngoài ra, tất cả các loại hàng hóa nằm trong danh mục cấm vận theo quy định vận chuyển hàng hóa đường biển của Nhà nước đều không được chuyên chở qua con đường này. Trường hợp, chủ hàng, đơn vị vận chuyển vi phạm sẽ bị xử phạt, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Quy định về thủ tục, giấy tờ cần thiết khi vận chuyển

Bất cứ loại hàng nào khi vận chuyển qua đường biển đều cần phải có đủ giấy tờ và thực hiện đúng, đủ các thủ tục cần thiết. Bởi, chỉ khi hoàn tất các nghiệp vụ này thì lô hàng đó mới hợp lệ và đủ điều kiện vận chuyển.

Lợi thế khi chuyển hàng từ Mỹ về Việt Nam bằng đường biển - Mison Trans

Để đảm bảo hàng hóa chuyển đi theo đường biển thuận lợi, an toàn, tại Chương II của Nghị định số 196-CP cũng đã quy định rõ về thủ tục, giấy tờ cần thiết cho việc vận chuyển. Theo đó, các bên liên quan cần đảm bảo thực hiện đúng và đủ các điều sau:

Ký kết hợp đồng vận tải theo quy định.

  • Giấy vận chuyển cần được chủ hàng phải gửi cho bên vận tải giấy gửi hàng chậm nhất là 3 ngày trước mỗi chuyến hàng.
  • Chuẩn bị đầy đủ một số loại giấy tờ, hóa đơn, chứng từ đi kèm lô hàng theo quy định.
  • Nắm chắc thông tin về các loại hàng không được gửi cùng chuyến, cùng giấy vận chuyển.
  • Kê khai đúng và đầy đủ thông tin, giá trị của hàng hóa theo quy định.

4 quy định vận chuyển hàng hóa đường biển bạn cần biết

Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc khi gửi hàng qua đường biển, bạn cũng cần tuân thủ một số quy định vận chuyển hàng hóa đường biển được chia sẻ dưới đây:

Quy định về phương tiện vận tải

Tất cả các loại phương tiện, ngoại trừ phương tiện của Quân đội, Công an nhân dân thì đều cần được kiểm tra về kỹ thuật, độ an toàn, phải được đăng ký và cấp phép vận chuyển bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, các loại phương tiện tham gia vào hoạt động vận tải hàng hóa qua đường biển phải được cấp phép thực hiện và phải có đủ giấy phép đáp ứng về điều kiện an toàn vệ sinh.

Trong trường hợp, đơn vị vận tải có nhu cầu sửa chữa, thay mới tính chất tàu chuyên chở hàng hóa thì cần trình báo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xét duyệt đồ án mới tiến hành thực hiện.

Dịch Vụ Vận Chuyển Đường Biển Quốc Tế Trọn Gói | Goldwell Logistics

Tất cả phương tiện vận tải phải kiểm tra định kỳ thường xuyên theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Ngoài ra, phương tiện có thể nhận được yêu cầu khám xét bất thường từ phía cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý. Do đó, nếu không đáp ứng các điều kiện cần thiết thì chủ tàu có thể bị tước giấy phép hoạt động theo quy định. Do đó, các đơn vị vận tải cần chú ý tuân thủ đúng quy định đã được ban hành.

Quy định đối với người gửi (chủ hàng)

Đối với người gửi hay chủ hàng hóa, khi gửi vận chuyển đơn hàng theo đường biển cần phải tuân thủ một số quy định cụ thể như:

  • Cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin chi tiết về hàng hóa như loại hàng, khối lượng, trọng lượng, yêu cầu đặc biệt khi vận chuyển (đối với hàng dễ vỡ, hàng cần bảo quản cẩn thận).
  • Cung cấp đầy đủ, chính xác về thông tin người gửi và người nhận. Các thông tin cần khai báo gồm có tên, địa chỉ, số điện thoại, email,…
  • Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hóa đơn, chứng từ cần thiết để làm thủ tục khai báo hải quan cho lô hàng theo yêu cầu của đơn vị vận chuyển.

Quy định đối với đơn vị vận chuyển

Đối với đơn vị vận chuyển cần tuân thủ quy định vận chuyển hàng hóa đường biển như sau:

  • Đơn vị vận tải phải có đầy đủ giấy tờ đảm bảo tính pháp lý khi kinh doanh hoạt động vận chuyển hàng hóa qua đường biển. Đặc biệt, phải đảm bảo được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép kinh doanh.
  • Đối với thuyền trưởng, thợ máy, thợ điện làm việc trên phương tiện vận tải đều phải có bằng cấp theo đúng quy định. Đồng thời, nguồn nhân lực chủ chốt phải trải qua các buổi tập huấn, đào tạo và thi sát hạch để cấp bằng.
  • Đối với các vô tuyến điện viên sẽ được Tổng cục Bưu điện và truyền thanh trực tiếp huấn luyện và cấp bằng.

Quy định về an toàn hàng hóa khi giao nhận

Để đảm bảo an toàn cho lô hàng, các bên liên quan cần tuân thủ quy định khi vận chuyển hàng hóa qua đường biển. Cụ thể khi vận chuyển hàng hóa qua đường biển, trong trường hợp hàng hóa gặp sự cố, người phụ trách cần thông báo đến cơ quan có thẩm quyền biết về tình hình thực tế. Đồng thời, họ cần làm báo cáo cụ thể về tình hình tai nạn để có phương án xử lý kịp thời, thỏa đáng bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho các bên.

Bài viết trên đây của OT Logistics đã chia sẻ cho bạn thông tin về các quy định vận chuyển hàng hóa đường biển bạn cần tuân thủ. Bạn nên thực hiện đúng và đầy đủ các quy định này để đảm bảo đơn hàng gửi đi luôn an toàn, nguyên đai nguyên kiện đến tay người nhận.